Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Ấn Độ đang tích cực thể hiện vai trò trong vấn đề Biển Đông
Tuy không liên quan trực tiếp và không tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Biển Đông, nhưng Ấn Độ đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy tìm kiếm các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền trong khu vực bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế.

 



 


Biển Đông có vai trò quan trọng đối với Ấn Độ


 

Tuy Ấn Độ không phải là nước ở khu vực Biển Đông, nhưng vùng biển này có ý nghĩa lớn đối với an ninh, kinh tế, địa chính trị của Ấn Độ. Trong nhiều năm qua, Ấn Độ thường xuyên triển khai hải quân, các chuyến thăm và tập trận trong vùng biển này, thông qua quan hệ đối tác chiến lược quân sự được thiết lập và đang phát triển với nhiều quốc gia ven Biển Đông, thông qua việc tham gia thăm dò dầu mỏ trong vùng biển này và thông qua các cuộc thảo luận ngoại giao ở nhiều diễn đàn khu vực với các nước ngoài khu vực khác về vấn đề Biển Đông nhằm bảo vệ lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông.

 

Về kinh tế, Ấn Độ có lợi ích thương mại, năng lượng ở khu vực Biển Đông; khoảng 77% giá trị thương mại và hơn 90% khối lượng thương mại của Ấn Độ được vận chuyển bằng đường biển, trong đó 55% được vận chuyển qua eo biển Malacca tói các thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương. Đáng chú ý, lợi ích về thương mại của Ấn Độ ở Biển Đông đang ngày càng tăng khi Ấn Độ và ASEAN đặt mục tiêu đạt 200 tỷ USDkim ngạch thương mại song phương vào năm 2025; thông qua triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ. Ngoài ra, nguồn cung năng lượng cho Ấn Độ như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ các mỏ nằm ở Biển Đông.

 

Về an ninh, khi giá trị thương mại giữa Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày một tăng, sự an toàn của các tuyến đường vận tải biển qua Biển Đông có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Ấn Độ.

 

Về ảnh hưởng, Biển Đông và eo biển Malacca là tuyến đường ngắn nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên Ấn Độ sẽ phải tăng cường tham gia các hoạt động quân sự ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải, an ninh quốc gia và theo dõi tình hình hoạt động của các cường quốc hải quân như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga…

 

Về địa chính trị, sự hiện diện ở Biển Đông cho phép Ấn Độ tìm kiếm một chỗ đứng trong khu vực tương xứng với vị thế cường quốc đang lên của Ấn Độ, mở rộng môi trường chiến lược an ninh, đồng thời tạo thế cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Theo quan điểm này, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh thổ ở Biển Đông đã đe dọa trực tiếp đối với tự do hàng hải và hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia có chủ quyền khác trong khu vực. Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc trực tiếp thách thức nguyên trạng, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của khu vực. Do lợi ích địa chính trị của Ấn Độ liên quan tới vùng biển trải dài giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, nên việc đi lại an toàn qua các vùng biển ở Biển Đông nằm giữa hai khu vực này trở thành lợi ích chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ. Bởi vậy, sự can dự lớn hơn của Ấn Độ ở Biển Đông là cách thức ngăn chặn sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.




Ấn Độ tăng cường can thiệp vào vấn đề Biển Đông nhằm góp phần đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực

 

Ấn Độ đang ngày càng khẳng định vai trò lớn hơn khi công bố có lợi ích ở Biển Đông, phản đối các hành động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và khẳng định sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc phòng và an ninh biển với các nước trong khu vực. Trong đó, Tuyên bố chung Ấn - Mỹ ký kết hồi tháng 9 năm 2014 lần đầu tiên đề cập đến vấn đề Biển Đông và nêu rõ Ấn Độ, Mỹ có lợi ích chung về an ninh biển, bao gồm tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật quốc tế. Ngoài ra, Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Biển Đông tập trung vào các mục tiêu: (1) Đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực, giữ cho các tuyến đường biển luôn rộng mở; (2) Đảm bảo không có cường quốc nào khống chế toàn bộ khu vực này. Thông qua chính sách này, Ấn Độ đã theo đuổi các mục tiêu này bằng cách tìm kiếm tăng cường can dự với các quốc gia ASEAN. (3) Tăng cường hiện diện hải quân ở Biển Đông để đối trọng sự bành trướng của Trung Quốc ra Ấn Độ Dương. Hiện Trung Quốc đang tích cực sử dụng các biện pháp quân sự, ngoại giao, kinh tế để can thiệp sâu hơn vào khu vực Ấn Độ Dương thông qua chiến lược “chuỗi ngọc trai” nhằm kiềm chế Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ phải tăng cường hiện diện ở Biển Đông thông qua các hoạt động giao lưu, tập trận hải quân; theo sát các diễn biến ở Biển Đông để đảm bảo rằng các hành động quyết đoán, cứng rắn và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không diễn ra ở Ấn Độ Dương, nhất là khi Trung Quốc đưa việc bảo vệ các tuyến đường giao thông hàng hải thành lợi ích quốc gia. Giáo sư Mohan Malik, Trung tâm nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Ấn Độ đang ngày càng khẳng định mình có quyền lợi chính đáng liên quan tự do hàng hải và khai thác tài nguyên tại Biển Đông. Việc Ấn Độ tăng cường hiện diện trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước nhỏ trong khu vực đối trọng với Trung Quốc. (4) Thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Ấn Độ tích cực can dự vào Biển Đông là do có sự thay đổi nhận thức, tình hình và điều chỉnh chính sách của các nước liên quan

 

Việc Trung Quốc xây dựng, cải tạo phi pháp các đảo đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm và tiến hành quân sự hóa trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đe dọa trực tiếp đến vị thế, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Việc Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và tăng cường quân sự hóa trên các đảo tranh chấp đồng nghĩa với việc tự do hàng hải của các tàu chiến, tàu thương mại của Ấn Độ đi qua khu vực Biển Đông sẽ bị hạn chế và phải “xin phép” Trung Quốc, nếu không muốn bị cản trở. Trên thực tế, trong xử lý quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ chủ trương phát triển quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng”, chú trọng hợp tác kinh tế, giữ ổn định khu vực. Tuy nhiên, việc tranh chấp biên giới giữa hai nước đang là vấn đề đặt ra mà hai bên cần tiếp tục giải quyết. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên tuyến đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương cũng tác động không nhỏ tới quan hệ hai nước; trong đó, việc Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay Vikrant và chạy thử tàu ngầm hạt nhân đầu tiên,... đã cho thấy tham vọng làm chủ Ấn Độ Dương và tăng cường hiện diện sức mạnh tại Thái Bình Dương của nước này, nhằm cạnh tranh với một số nước lớn trong khu vực.

 

Vì vậy, trong những năm gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã có sự điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông theo hướng linh hoạt hơn. Lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ bày tỏ quan điểm và lập trường ủng hộ tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), nghiêm túc thực thi Tuyên bố về Ứng xử ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Tại các hội nghị, diễn đàn đa phương do ASEAN dẫn dắt như ASEAN +1 với Ấn Độ, ARF, EAS, ADMM+ Ấn Độ đã thể hiện sự phản đối với các hoạt động đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông. Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác hàng hải với các nước có lợi ích ở Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Australia như Tuyên bố chung Ấn Độ - Nhật Bản (từ năm 2010 - 2014) đều nhấn mạnh hợp tác an ninh biển song phương, Ấn - Mỹ - Nhật (10/2015) tổ chức tập trận chung ở Ấn Độ Dương, Ấn - Australia (9/2015) tập trận chung ở Ấn Độ Dương…; ký kết nhiều hợp đồng quân sự với các nước ASEAN. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam đã ký bản ghi nhớ về tuyên bố chung hợp tác quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020, nhấn mạnh việc hợp tác về cảnh sát biển; Ấn Độ cũng đã cho Việt Nam vay tín dụng ưu đãi 100 triệu USD để mua các tàu tuần tra của Ấn Độ nhằm nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tích cực tăng cường hiện diện quân sự trên thực địa, dần khẳng định vị thế một cường quốc trên thế giới. Ấn Độ đã điều nhiều tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tàng hình và một tàu hộ tống tham gia tập trận hải quân với Singapore, thăm một số cảng tại Jakarta của Indonesia, Freemantle của Australia, Kuantan của Malaysia, Sattahip của Thái Lan và Sihanoukville của Campuchia.

 

Tuy nhiên, Ấn Độ mới chỉ can dự vào các thiệp vào các vấn đề tại Biển Đông ở mức vừa phải là do: Ấn Độ không nằm hoàn toàn ở khu vực Biển Đông, chỉ là nước có liên quan lợi ích tại khu vực; Ấn Độ còn phải tập trung xử lý, giải quyết nhiều vấn đề thách thức tại khu vực Nam Á và ảnh hưởng trong quan hệ song phương giữa Ấn Đô - Trung Quốc đang ngày càng quan trọng. Trung Quốc hiện là đối tác nhập khẩu lớn nhất và là đối tác xuất khẩu thứ tư của Ấn Độ, nên Ấn Độ khó có thể đưa ra các quan điểm cứng rắn, chỉ trích Trung Quốc do lo ngại tác động tiêu cực đến quan hệ hai nước.

 

Xu hướng chính sách Biển Đông của Ấn Độ

 

Thời gian tới, Ấn Độ sẽ tăng cường hiện diện và can dự vào vấn đề Biển Đông nhằm đối phó với những thách thức về tự do hàng hải cũng như đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia. Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp với Mỹ trong duy trì và đảm bảo an ninh, hòa bình ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sẽ tăng cường quan hệ với các nước ASEAN để tăng cường vai trò, ảnh hưởng của New Delhi ở khu vực cũng như đối phó với Trung Quốc. Từ lâu, cả Ấn Độ và ASEAN đều biết rằng cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác thương mại và quan hệ đồng minh để tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc, hoặc để tránh bị tổn thương quá lớn trước sức mạnh quân sự đang trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác đa phương, trước mắt chủ yếu hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, tham gia các cuộc tập trận hải quân chung, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, dần dần hướng tới các cuộc đối thoại chính sách chiến lược đa phương góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Phản ứng của Việt Nam về khả năng Trung Quốc điều vũ khí hạt nhân ra biển Đông (23-08-2018)
    Ông Tập Cận Bình nên thay đổi (22-08-2018)
    Mục đích của TQ khi thừa nhận quân sự hóa Biển Đông (21-08-2018)
    Mỹ, Philippines vẫn tuần tra bất chấp cảnh báo của Trung Quốc (14-08-2018)
    Hải quân Mỹ nên lập ‘điểm thắt nút’ ở biển Hoa Đông để vây Trung Quốc (13-08-2018)
    Trung Quốc kiếm lời từ hoạt động phi pháp ở Biển Đông (10-08-2018)
    Trung Quốc e ngại khu trục hạm mới của Nhật đi qua Biển Đông (08-08-2018)
    ASEAN và Trung Quốc có tránh được vũ lực trong tranh chấp Biển Đông? (04-08-2018)
    Trung Quốc đuổi máy bay Philippines tuần tra Biển Đông (31-07-2018)
    ASEAN sẽ thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) (27-07-2018)
    Philippines quyết bảo vệ lợi ích nước mình tại Biển Đông (24-07-2018)
    CIA: Mỹ cần ép Trung Quốc đàm phán về Biển Đông (23-07-2018)
    Philippines yêu cầu TQ tuân thủ phán quyết Biển Đông (13-07-2018)
    Trung Quốc lộ ý đồ cải tổ quân đội để tăng gây hấn trên Biển Đông (06-07-2018)
    Trung Quốc sẽ thua trắng ‘kèo' chiếm Biển Đông (02-07-2018)
    Trung Quốc sẽ ‘quậy sóng’ Biển Đông vì bị loại khỏi cuộc tập trận RIMPAC? (02-07-2018)
    Ông Tập nói không để mất một tấc trên Biển Đông  (28-06-2018)
    Mỹ đưa B-52 đến Biển Đông, Trung Quốc tập bắn tên lửa đối phó (16-06-2018)
    Kim Jong-un chơi ‘lá bài Trump’ để cảnh báo Trung Quốc? (10-06-2018)
    Trung Quốc chơi ván cờ vây lâu dài để thâu tóm Biển Đông (09-06-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152967332.